Yến sào, Yến chưng, Yến cao cấp Gia Lai

Giải đáp thắc mắc chưng yến với đường trắng được không

Chưng yến với đường trắng được không và vì sao chúng ta nên sử dụng đường phèn khi chế biến yến sào là thắc mắc của nhiều người. Cùng Yến Vàng đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc chưng yến với đường trắng được không

Đường phèn là gì? Phân biệt đường trắng và đường phèn

Để lý giải vì sao người ta hay chưng yến với đường phèn cũng như giải đáp cho thắc mắc chưng yến với đường trắng được không, trước hết chúng ta hãy cùng điểm qua những thông tin cơ bản nhất về hai loại đường quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình Việt này nhé:

– Đường trắng, còn gọi là đường cát trắng hay đường tinh luyện là sản phẩm được sản xuất 100% từ mía, áp dụng công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính.

– Đường phèn có tên gọi dân gian là “băng đường” và tên khoa học là saccharose, được làm từ thành phần chính là đường RS (đường cát trắng). Nguyên liệu đường cát trắng sử dụng càng nguyên chất (ít tạp chất) thì chất lượng của đường phèn càng cao. Ngoài ra, để làm đường phèn, người ta còn cho vào các loại phụ gia như trứng gà và vôi nên đường phèn có thể phân giải thành glucose và fructose.

Do được tinh chế từ đường cát trắng và trải qua quá trình loại bỏ hết tạp chất nên đường phèn sẽ ít ngọt hơn, có vị thanh mát và có khả năng giải nhiệt rất tốt. Do đó, loại đường này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các món chè, nước giải khát, nước sâm,…

Nếu so sánh về giá thì đường phèn hiện cũng có giá cao hơn so với đường cát trắng. Và bạn cũng không cần phải quá lo lắng về độ an toàn của đường phèn vì tuy được nấu thủ công nhưng vẫn đảm bảo được độ sạch sẽ, tinh khiết.

Đường phèn được làm từ thành phần chính là đường RS (đường cát trắng).

Vì sao nói đường phèn tốt cho sức khỏe?

Theo Đông y, đường phèn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Từ xa xưa ông bà ta cũng đã biết dùng đường phèn để làm một bài thuốc trị ho hữu hiệu.

Trong ẩm thực, người Việt cũng đã biết sử dụng đường phèn như một loại gia vị để tăng thêm vị ngọt, thanh mát cho món ăn và khai trợ tiêu hóa, đặc biệt là trong những trường hợp viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, chóng mặt, đau đầu, khí huyết hư. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng thanh nhiệt rất tốt nên đường phèn cũng được dùng rộng rãi trong việc nấu chè, các loại nước mát, hoặc nhiều người còn bày nhau cách ngậm một miếng đường phèn để giải nhiệt cho cơ thể một cách nhanh chóng. Câu nói “ngọt như đường cát, mát như đường phèn” cũng từ đó mà ra.

Chưng yến với đường trắng được không?

Như thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được rằng đường phèn có tác dụng tốt với sức khỏe hơn nhiều so với đường cát trắng thông thường rồi phải không? Tuy nhiên trong trường hợp ở nhà không có sẵn đường phèn thì liệu bạn có thể chưng yến với đường trắng được không?

Câu trả lời của Yến Vàng chính là hiện nay chưa có bất cứ một nghiên cứu nào cho thấy chưng yến với đường cát trắng là điều cấm kỵ, tuy nhiên lời khuyên của chúng tôi chính là tốt nhất bạn chỉ nên chưng yến cùng với đường phèn để phát huy được trọn vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng của tổ yến, tránh việc bỏ nhiều tiền ra để sử dụng yến sào nhưng lại không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Nên chưng yến với đường phèn để phát huy hoàn toàn hiệu quả của tổ yến

Cách chế biến tổ yến chưng đường phèn

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • 5gr tổ yến
  • 3 thìa cà phê đường phèn
  • 0,5 lít nước
  • 1 nồi chưng yến
  • 1 -2 lát gừng tươi

Bước 2: Sơ chế tổ yến (bỏ qua bước này nếu bạn sử dụng yến tinh chế):

– Ngâm yến sào thô khoảng 1 – 2 tiếng cho sợi yến tơi ra, tùy theo độ dày mỏng của tổ yến.

– Tách tổ yến thành từng phần nhỏ, dùng nhíp gặp thật sạch phần tạp chất và lông còn bám trên tổ yến.

– Tiếp tục tách tổ yến ra thành từng sợi rồi cho vào rây, sau đó đặt rây vào thau nước và sử dụng muỗng khuấy nhẹ, nhấc rây lên xuống để lông tơ và tạp chất theo nước ra ngoài. Lặp lại nhiều lần và thay nước sau mỗi lần để làm sạch triệt để tổ yến.

Bước 3: Ngâm yến

– Ngâm tổ yến sào vào nước sạch cho tổ yến nở đều. Thời gian ngâm yến tùy thuộc vào loại yến bạn sử dụng. Thời gian ngâm yến gợi ý như sau: Tổ yến trắng đảo: 2-3h; tổ yến trắng nhà: 30-60 phút; Hồng/huyết yến: 6h; yến đảo/yến nhà đã làm sạch: 15-20 phút; yến làm sạch nguyên tổ: 2h.

– Sau yến nở đều, bạn vớt ra để ráo nước rồi cho yến và nước lọc vào thố để tiến hành chưng. Lưu ý phần nước ngập mặt yến nhưng không quá cao vì có thể tràn ra trong quá trình chưng.

Bước 4: Chưng yến

– Cho thố yến vào một nồi có nước để chưng cách thủy, mực nước trong nồi ở mức 80% thố chưng yến là tốt nhất để đảm bảo nước không bị cạn cũng không tràn ra ngoài.

– Tiến hành chưng yến theo thời gian gợi ý như sau: tổ yến trắng đảo: 40 phút; tổ yến trắng nhà: 20 phút; hồng/huyết yến: 60 phút; yến đảo đã làm sạch: 30 phút; yến nhà đã làm sạch: 20 phút.

– Khi đã đến thời gian quy định, bạn kiểm tra xem yến đã đạt được độ mềm cần thiết hay chưa và cho đường phèn vào chưng thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

– Bạn cũng có thể cho thêm vài lát gừng mỏng để khử mùi tanh đặc trưng và tăng hương vị cho tổ yến.

Yến chưng đường phèn hạt sen – món ăn thơm ngon giàu dinh dưỡng

 

Sau bài viết này, hy vọng thắc mắc chưng yến với đường trắng được không của bạn đã được Yến Vàng giải đáp một cách tường tận nhất. Đừng quên gọi ngay   để được tư vấn thêm về cách sử dụng tổ yến cũng như đặt mua những sản phẩm yến sào, yến chưng tươi chất lượng để bồi bổ sức khỏe của cả nhà nhé!

hinh footer
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây